4 Cách Chăm Sóc Thú Cưng Cơ Bản Cho Chủ Nuôi

4 Cách Chăm Sóc Thú Cưng Cơ Bản Cho Chủ Nuôi

4 Cách Chăm Sóc Thú Cưng Cơ Bản Cho Chủ Nuôi

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh 

Cơ chế hoạt động trong cơ thể thú cưng cũng như cơ thể con người chúng ta, cần phải được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mới có thể khỏe mạnh.

Khi cho chó mèo ăn, chủ nuôi nên thiết kế chế độ phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất,… Bởi lẽ, các chất này khi đi vào cơ thể sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch  của chúng.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh 
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bên cạnh việc cho thú cưng ăn các loại hạt và thực phẩm, pate được đóng gói sẵn, chủ nuôi cũng có thể tự mình chuẩn bị cho chúng các bữa ăn tươi sống từ thịt, cá, trứng…

Tuy nhiên, khi nấu chủ nuôi không nên thêm bất kì loại gia vị nào vào đồ ăn của thú cưng. Nên lưu ý lựa chọn loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi của chó mèo.

Vệ sinh cho thú cưng sạch sẽ

Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ lớp bụi bẩn, vi khuẩn và ký sinh trùng bám trên da, điều này không chỉ ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh truyền nhiễm và các căn bệnh về da mà còn khiến cơ thể thú cưng cảm thấy thoải mái và dễ chịu

Vệ sinh cho thú cưng sạch sẽ
Vệ sinh cho thú cưng sạch sẽ

Cắt tỉa lông định kỳ không chỉ giúp tạo kiểu lông đẹp mắt mà còn giúp giữ vệ sinh cho chó mèo, tránh tình trạng lông bị rối và tích tụ bụi bẩn. Việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp thú cưng thoải mái hơn và giảm thiểu các vấn đề về da. 

Vệ sinh cơ thể là một phần quan trọng trong việc chăm sóc thú cưng. Bạn nên tắm cho chó mèo bằng sữa tắm chuyên dụng để bảo vệ da và lông của chúng khỏi các hóa chất độc hại. 

Tiêm phòng cho vật nuôi

Nếu bạn không đưa thú cưng đi tiêm phòng ngay từ khi còn nhỏ, chúng sẽ có thể mắc những căn bệnh về đường ruột, hô hấp, thần kinh rất khó chữa như bệnh Carré, bệnh do Parvo virus…

Khi mắc bệnh rồi, chi phí chữa bệnh cho vật nuôi rất tốn kém mà chưa chắc cún hay mèo cưng của bạn có thể qua khỏi. Bạn có thể đưa vật nuôi đi tiêm phòng ở các trung tâm thú y hoặc trong các đợt tiêm phòng do địa phương nơi bạn cư trú phát động.

Tiêm phòng cho vật nuôi
Tiêm phòng cho vật nuôi

 Vaccine phòng bệnh dại và parvovirus là những loại vaccine quan trọng nhất đối với chó, còn đối với mèo, 

Bạn cũng có thể tham khảo các chương trình tiêm phòng miễn phí hoặc chi phí thấp từ các trung tâm cứu hộ thú cưng hoặc bác sĩ thú y. 

Triệt sản thú cưng của bạn

Đến tuối trưởng thành, thú cưng của bạn có nhu cầu về sinh sản. Nếu bạn không triệt sản chúng, những chú cún con hay mèo con lần lượt ra đời. Bạn không thể chăm sóc hết cho chúng nếu như bạn không có đủ thới gian.  Bạn có thể tìm đến bệnh viện thú y, ở đó bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết.

Triệt sản thú cưng của bạn
Triệt sản thú cưng của bạn

Những điều cần tránh khi nuôi chó mèo

  • Có một số thực phẩm mà chó mèo tuyệt đối không nên ăn, như chocolate, chứa theobromine và caffeine,…
  • Hành và tỏi có thể gây tổn thương tế bào hồng cầu và dẫn đến thiếu máu. Xương nhỏ có thể vỡ vụn, gây tắc nghẽn hoặc rách ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.  
  • Nho và nho khô là những thực phẩm có thể gây suy thận cấp tính cho thú cưng.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng cần tránh vì dễ gây đau bụng và tiêu chảy.
  • Củ cải và khoai tây sống có chứa solanine, chất độc gây hại cho hệ thần kinh và tiêu hóa.  

Đọc thêm:

Top những thứ cần chuẩn bị khi mang thú cưng đến nơi công cộng 

Gửi bánh kẹo Tết từ Bình Dương đi Pháp