Sao biển – loài vật tự tái sinh bộ phận cơ thể

Sao biển – loài vật tự tái sinh bộ phận cơ thể

Thế giới đại dương rất phong phú và đang dạng với nhiều quần thể sinh vật cùng chung sống. Trong số đó, sao biển có vô số hình dạng, kích thước và rực rỡ về sắc màu. Điều đó dường như tô điểm thêm vẻ đẹp của đại dương bao la. Hãy cùng khám phá là về loại sinh vật này nhé!

Sao biển là gì?

Sao biển là loài động vật da gai, không xương sống ở biển thường có hình ngôi sao. Mặc dù một số loài sao biển có nhiều cánh tay hơn, nhưng chúng thường có một đĩa ở giữa và năm cánh tay. Bề mặt gốc hoặc bề mặt trên được tạo thành từ các tấm chồng lên nhau và có thể nhẵn, dạng hạt hoặc có gai.

Khoảng 1.900 loài sao biển xuất hiện dưới đáy biển ở tất cả các đại dương trên thế giới từ vùng nhiệt đới ấm áp đến vùng cực lạnh giá. Loài sinh vật này có họ hàng với nhím biển, hải sâm và đô la cát. Một số bạn có thể đã nhìn thấy nó, khi nó bị sóng đánh dạt vào bờ.

Với hình dạng đối xứng hấp dẫn, sao biển đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học, truyền thuyết, thiết kế và văn hóa đại chúng. Đôi khi chúng được thu thập dưới dạng đồ lưu niệm, được sử dụng trong thiết kế hoặc làm biểu tượng, mặc dù có thể có độc tính, chúng vẫn được ăn.

Sao biển chủ yếu là ăn thịt. Chúng ăn các động vật thân mềm bao gồm nghêu, trai và sò mà chúng cạy mở bằng chân có giác hút. Những con sao biển nhỏ nhất có đường kính chưa đầy một inch. Trong khi những con sao biển lớn nhất có thể đạt đường kính lên tới 3 feet.

Các đặc điểm thú vị về sao biển – loài vật tự tái sinh bộ phận cơ thể

  • Chúng tiêu hóa con mồi bên ngoài cơ thể bằng cách đẩy dạ dày ra ngoài qua miệng và bao bọc lấy bữa ăn của chúng. Sau khi thức ăn được tiêu hóa, dạ dày của chúng sẽ được kéo trở lại cơ thể.
  • Sao biển không có não và máu, nước biển được bơm khắp cơ thể chúng để thay thế cho máu. Trong đó nước cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho sao biển để các cơ quan của nó hoạt động bình thường.
  • Tất cả các cơ quan quan trọng của sao biển đều nằm ở các cánh chân, chúng có khả năng tái tạo cánh chân đáng kinh ngạc khi chúng bị cắt đứt, hoặc thậm chí chúng có thể phát triển thành một con sao biển hoàn toàn mới.
  • Mắt của sao biển nằm ở cuối cánh tay. Chúng có thể không nhìn được chi tiết rõ ràng như mắt các loài động vật khác. Nhưng chúng có thể phát hiện các sắc thái ánh sáng khác nhau. Điều này cho phép chúng điều hướng môi trường xung quanh, cho phép chúng săn tìm thức ăn và trốn tránh những kẻ săn mồi.
  • Sao biển vừa sinh sản hữu tính và vô tính. Chúng sinh sản hữu tính bằng cách con đực phóng tinh trùng vào nước và con cái đẻ trứng. Trứng được thụ tinh nở thành ấu trùng sống như sinh vật phù du trong nhiều tháng, trước khi sinh sống dưới đáy biển ở dạng trưởng thành của nó. Sinh sản vô tính bằng cách tái sinh bộ phận của mình để tạo thành cơ thể mới.

Sao biển – loài vật tự tái sinh bộ phận cơ thể phân bố ở đâu?

Sao biển sống ở mọi nơi trong đại dương với độ sâu từ 650 mét đổ lại.

Tại Việt Nam, hai bãi biển nổi tiếng là Phú Quốc và Phú Yên là nơi có nhiều loài sao biển đẹp lung linh và cũng thu hút rất nhiều khách du lịch. Nhưng không ít du khách lại bị lên án gay gắt vì bắt sao biển lên bờ chụp ảnh, chúng sẽ chết sau 5 phút nếu không được hô hấp dưới nước.

Bãi sao biển ở Phú Quốc

Tập tính của sao biển – loài vật tự tái sinh bộ phận cơ thể

Sao biển di chuyển bằng chân, chúng có thể bám vào bất kỳ bề mặt nào dưới đáy biển. Chúng không có não tuy nhiên có thể biết được những thứ đang diễn ra nhờ vào tế bào cảm giác ở da.

Tảo biển, cỏ biển, mùn, san hô, giun và các sinh vật chết là thức ăn của sao biển. Nhưng thức ăn yêu thích của loại động vật này là các động vật thân mềm như hàu, trai, nghêu. Chúng có thể ăn đến 50 con nghêu nhỏ trong 1 tuần.

Thức ăn của sao biển bao gồm các chất mùn, tảo, cỏ biển, bọt biển, san hô, giun, thủy tức, nhuyễn thể và hầu hết các sinh vật chết. Nhưng phần lớn, thức ăn khoái khẩu của sao biển là động vật ăn thịt và ăn các loài động vật thân mềm như trai và hàu ở dưới đáy biển. Trong tự nhiên, một con sao biển có thể ăn hơn 50 con nghêu nhỏ trong vòng một tuần.

Chiều dài chân của sao biển có thể liên quan đến cách chúng tiêu thụ thức ăn. Các loài có chân dài sẽ tiêu hoá một phần thức ăn bên ngoài cơ thể và một phần bên trong bụng chúng. Các loài chân ngắn thường ăn trọn con mồi và tiêu hóa từng phần một.

Các loại sao biển phổ biến hiện nay

Có rất nhiều loại sao biển. Tuy nhiên sao biển có năm cánh là phổ biến nhất. Cùng điểm qua các loại sao biển phổ biến nhất hiện nay nhé!

  • Sao da: Sống ở Bắc Mỹ dưới độ sâu 91m và rất sợ sao mặt trời.
  • Sao mặt trời: Có từ 8-16 cánh chân, sống ở phía bắc Thái Bình Dương, chúng có thể ăn thịt các loài sao biển khác.
  • Sao hướng dương: Là loài lớn nhất trong các loài sao biển và sống tại các bờ biển ở Bắc Mỹ
  • Sao biển hồng: Loài này có màu sắc là hồng nhạt, nặng tầm 1 ký và thường sống bám trên san hô.
  • Sao biển hoàng gia: Sống ở độ sâu 213m tại Bắc Mỹ, loài này sẽ ăn toàn bộ con mồi khi bắt được.
  • Sao biển dơi: Có hình dạng giống cánh dơi và mang nhiều màu sắc sặc sỡ như tím, đỏ và xanh lá.
  • Sao máu đại dương: Sống dọc các bờ biển Thái Bình Dương, có màu sắc đỏ cam
  • Sao biển chocolate chip: có các núm trên thân giống như hạt socola, được ưa chuộng làm đồ du lịch.
Sao biển socola chip

Vòng đời của sao biển – loài vật tự tái sinh bộ phận cơ thể

Sinh sản

Hầu hết các loài sao biển đều có các cá thể đực và cái riêng biệt. Chúng thường không thể phân biệt được bên ngoài vì không thể nhìn thấy các tuyến sinh dục. Nhưng giới tính của chúng thì rõ ràng khi chúng đẻ trứng. Một số loài là lưỡng tính đồng thời, sản xuất trứng và cả tinh trùng cùng một lúc. Trong một số ít loài này, cùng một tuyến sinh dục. Chúng được gọi là vòi trứng, tạo ra cả trứng và tinh trùng. Sao biển khác là những loài lưỡng tính tuần tự.

Tuổi thọ

Tuổi thọ của sao biển khác nhau đáng kể giữa các loài. Đa phần các loài có trọng lượng lớn hơn thì có tuổi thọ sống lâu hơn. Tuổi trung bình của sao biển khoảng 10 năm. Kỷ lục sống lâu nhất được ghi nhận trên thế giới là 34 năm tuổi.

Xem thêm: